Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như: thuốc lá, khói bụi, ô nhiễm không khí… Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Do đó việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có ý nghĩa rất quan trọng đối với người bệnh.
Theo các chuyên gia cách tốt nhất để phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tái phát là tránh xa các yếu tố nguy cơ.
Phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
1. Bỏ thuốc lá và tránh xa các chất kích thích
Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Theo một số nghiên cứu, những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao gấp 10 lần những người không hút thuốc. Có tới 80-90% bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính hút thuốc lá, có gần 50% những người hút thuốc lá trong thời gian dài bị bệnh COPD. Hút thuốc lá thụ động cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Chính vì vậy cách phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiệu quả nhất là nói không với thuốc lá.
2. Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
Bụi bẩn, phấn hoa, lông thú, khói từ các chất đốt…là những yếu tố kích thích làm cho các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dễ tái phát. Chính vì vậy hãy luôn giữ không khí trong nhà, trong phòng ngủ, xung quanh nhà được sạch sẽ, thông thoáng để người bệnh hạn chế tới mức tối đa khả năng tái phát bệnh.
3. Thời tiết thay đổi
Nhiệt độ và thời tiết thay đổi có thể làm các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nên xấu đi. Theo các nghiên cứu không khí lạnh, khô hoặc không khí nóng có thể khiến các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bùng phát. Do đó, khi thời tiết trở lạnh, có gió hãy che chắn mũi và miệng cẩn thận khi đi ra ngoài. Các chuyên gia cũng khuyến cáo độ ẩm lý tưởng nhất trong nhà là khoảng 40%. Người bệnh có thể duy trì độ ẩm này bằng cách sử dụng máy làm ẩm không khí.
4. Tránh tình trạng nhiễm trùng hô hấp
Nhiễm trùng đường hô hấp rất nguy hiểm với người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vì nó ảnh hưởng đến phổi và đường dẫn khí. Một số yếu tố nhiễm trùng như cảm lạnh, cảm cúm có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng khó thở, thở khò khè, ho dai dẳng của bệnh. Nếu không được điều trị sớm, những bệnh nhiễm trùng này có thể dẫn tới viêm phổi gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Chính vì vậy cách tốt nhất để phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là làm giảm các nguy cơ nhiễm trùng. Người bệnh phổi tắc nghẽn hãy thường xuyên rửa tay và đảm bảo rằng đã tiêm đầy đủ vaccine cần thiết.
5. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính cần phải khám sức khỏe định kỳ nhằm kịp thời phát hiện bệnh. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy lo lắng hãy yêu cầu bác sỹ kiểm tra tổng quát cơ thể để tránh những biến chứng nguy hiểm mà bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể gây ra trên phổi, tim mạch, thần kinh…
6. Sử dụng thuốc điều trị và điều trị dự phòng
Một số loại thuốc thường được bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính sử dụng như thuốc kháng sinh phổ rộng, thuốc giãn nở phế quản, thuốc corticoid, thở oxy… Ngoài ra, để kéo dài thời gian và giảm tần suất bệnh tái phát, bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính cần phải điều trị dự phòng đợt tái phát bệnh cấp tính, tránh phải nhập viện điều trị với chi phí lớn, thậm trí còn nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
Giải pháp mới: phòng và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Sau nhiều năm, các bác sĩ ở trường Đại học Sinai – New York (Mỹ) và Trung Quốc đã nghiên cứu thành công một công thức thảo dược có tác dụng phòng, kiểm soát và hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản.
Công thức thảo dược PULMASOL đã được chứng minh lâm sàng cho hiệu quả cao trong việc giảm nhanh chứng KHÓ THỞ, THỞ KHÒ KHÈ, NGHẸT THỞ, HO, làm tăng dung lượng đường hô hấp cùng với giảm mạnh nhu cầu dùng các thuốc giãn phế quản cho bệnh nhân tương tự như thuốc chống viêm mạnh Corticoid.
Không chỉ vậy, Pulmasol giúp cơ thể lấy lại sự cân bằng về nội tiết tố thượng thận và điều hòa hệ miễn dịch nên có hiệu quả cao trong dự phòng các cơn cấp tính cũng như giảm tần suất và số lượng thuốc phải dùng của người bệnh hen suyễn và COPD.
3 LÝ DO người bệnh hen suyễn và COPD chọn Pulmasol:
- Những con số biết nói trên hàng triệu bệnh nhân tin dùng:
- 87% bệnh nhân giảm hẳn KHÓ THỞ
- 90% bệnh nhân giảm HO, ĐỜM
- 80% bệnh nhân trở về sinh hoạt bình thường.
- Pulmasol đã được CHỨNG MINH LÂM SÀNG giảm KHÓ THỞ, KHẠC ĐỜM, HO ở bệnh nhân viêm phế quản, hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. An toàn, hiệu quả với người bệnh.
- Là giải pháp mới với cơ chế: CÂN BẰNG ĐIỆN TÍCH MÀNG TẾ BÀO, giải quyết TẬN GỐC – CĂN NGUYÊN gây bệnh, được nghiên cứu bởi các nhà khoa học tại Mỹ.
Để hiểu hơn về các triệu chứng KHÓ THỞ, KHẠC ĐỜM, HO của mình, bạn có thể để lại SĐT tại đây hoặc gọi điện tới hotline 08880 83899, dược sĩ, bác sĩ chuyên môn sẽ tư vấn cho bạn.
BS. Lê Hùng Sơn
Bạn đang có những thắc mắc về bệnh hen suyễn, hen phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)... hay bạn muốn biết thêm thông tin về sản phẩm Pulmasol, bạn có thể gọi về hotline 0888 083 899 (tư vấn miễn phí) hoặc để lại số điện thoại, các dược sĩ của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn NGAY!