Điều trị hen suyễn là kiểm soát bệnh. Vì hen suyễn là bệnh mạn tính của đường hô hấp nên không thể điều trị dứt điểm bệnh. Việc duy nhất mà chúng ta có thể làm là kiểm soát bệnh tốt…
Bệnh hen suyễn là gì?
Hen suyễn là một bệnh lý mạn tính của phế quản với biểu hiện là phản ứng tắc nghẽn phế quản gây hẹp đường thở có phục hồi do bị kích thích bởi các tác nhân gây dị ứng. Người bệnh sẽ gặp phải tình trạng ho, khó thở, thở khò khè, đau tức nặng ngực thường xuất hiện về đêm và sáng sớm hoặc khi gắng sức. Cơn hen tái đi tái lại nhiều lần mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc khi người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên. Người bệnh cần chú ý, nếu có nhiều hơn 3 đợt tái phát hen/ năm phải nghi ngờ đó là triệu chứng của bệnh hen suyễn.
Hiện nay, với sự phát triển của y học, bệnh hen suyễn đã và đang được điều trị rất tốt. Hầu hết người bệnh có thể kiểm soát được bệnh hen nếu tuân thủ điều trị, kết hợp với các biện pháp điều trị dự phòng.
Điều trị hen suyễn – 10 điều cần biết
1. Điều trị hen suyễn tốt phải hiểu về bệnh
Để điều trị tốt bệnh hen, người bệnh cần hiểu về bênh:
- Đầu tiên, trẻ em và những người làm việc trong môi trường ô nhiễm rất dễ mắc bệnh hen suyễn
- Cơn hen suyễn thường xuất hiện khi người bệnh còn nhỏ tuổi hoặc khi đã lớn tuổi về già. Chính vì vậy có rất nhiều người bệnh hen bị bệnh lúc nhỏ sau đến khi ở tuổi trưởng thành cơn hen lại không xuất hiện nữa khiến họ tưởng mình đã khỏi bệnh, nhưng đến ngoài 40 tuổi thì bệnh họ lại tái phát và nặng hơn rất nhiều.
2. Điều trị hen suyễn là kiểm soát bệnh
Vì hen suyễn là bệnh mạn tính của đường hô hấp nên không thể điều trị dứt điểm bệnh. Việc duy nhất mà chúng ta có thể làm là kiểm soát bệnh tốt, giúp người bệnh có thể:
- Đẩy lủi các cơn khó thở, hạn chế tối đa cơn hen khởi phát hay bệnh hen suyễn vào đợt cấp
- Giúp người bệnh có thể hoạt động thể lực bình thường;
- Kiểm tra chức năng hô hấp bình thường
3. Điều trị hen suyễn bằng Corticosteroid dạng hít
- Người bệnh cần biết cách sử dụng thuốc hít. Ngậm vào ống ngậm, hướng bình hít hạt mịn về phía sau cổ họng. Trong khi hít vào một hơi chậm và sâu, nhấn nút giải phóng liều và tiếp tục hít vào từ từ.
- Các thuốc Corticosteroid dạng hít tương đối an toàn (Phụ nữ có thai cũng có thể sử dụng được)
4. Điều trị lâu dài bằng thuốc Corticosteroid (có thể giảm liều mỗi 3-6 tháng khi người bệnh đạt được kiểm soát hen)
- Người bệnh tuyệt đối không được tự ý ngưng thuốc điều trị.
- Không dùng kháng sinh khi bệnh không có bội nhiễm. Người bệnh cũng không nên dùng kháng viêm Corticoid đường uống (Vì nó hoàn toàn không có hiệu quả trong điều trị “nền viêm mạn tính” của bệnh hen suyễn.
Người bệnh hen suyễn cần tái khám định kỳ mỗi 3-6 tháng để kiểm tra đường thở và giảm liều.
5. Luôn mang bên mình thuốc cắt cơn
Khi có cơn khó thở cấp và không tự mất đi sau 10-15 phút, người bệnh cần xử trí ngay:
- Ventolin/ Berodual: Xịt 2 nhát (từng nhát rời) khi lên cơn cấp. Có thể sử dụng 3 lần, mỗi lần 2 nhát, cách nhau mỗi 15-20 phút/ lần.
- Thuốc Symbicort: Hít 1 nhát/ lần khi lên cơn cấp. Có thể sử dụng 3 lần, lần 1 nhát, cách nhau mỗi 15-20 phút/ lần.
- Sau 3 lần/ 1 giờ cấp cứu mà bệnh nhân hen suyễn còn khó thở nhiều cần nhập viện gấp.
- KHI CƠN HEN KHÔNG CÒN XUẤT HIỆN, BỆNH NHÂN HEN SUYỄN KHÔNG CÒN PHẢI SỬ DỤNG CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ HOẶC SỬ DỤNG ÍT LÀ CÓ THỂ COI NHƯ BỆNH NHÂN ĐANG KIỂM SOÁT HEN TỐT.
6. Tránh các yếu tố gây khởi phát cơn hen:
- Khói bụi, thuốc lá, nấm mốc …
- Giữ ấm phần cổ, ngực, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài tránh nhiễm lạnh khiến cơn hen tái phát.
7. Chích ngừa cúm, viêm phổi, ho gà, …
8. Tăng liều thuốc hít khi có cơn hen mất kiểm soát
Cách nhận biết cơn hen mất kểm soát:
- Mệt hơn khi hoạt động thể lực vừa sức;
- Hay ho về đêm và sáng sớm;
- Xuất hiện cơn hen cấp (khó thở, khò khè, ho, đau tức nặng ngực)
Xử trí:
Nhanh chóng tránh xa yếu tố gây hen kịch phát;
Tăng liều gấp 2 lần, thuốc dự phòng càng sớm càng tốt;
Dùng thuốc cấp cứu khi cần:
- Nếu sau 1-2 ngày, bệnh nhân hen suyễn vẫn phải dùng thuốc cấp cứu > 4 lần/ ngày, cần tái khám ngay.
- Nếu người bệnh cảm thấy khỏe hơn với việc tăng liều thuốc hít điều trị, hãy duy trì liều thuốc tăng gấp 2 này trong 1-2 tuần. Và trao đổi thêm với bác sĩ điều trị.
9. Sử dụng biện pháp điều trị dự phòng
Pulmasol Plus được xem là liệu pháp điều trị dự phòng cho bệnh hen suyễn hiệu quả nhất. Giúp người bệnh giảm dần liều các thuốc điều trị, thậm chí là bỏ hẳn thuốc điều trị mà các cơn hen gần như không còn xuất hiện nữa. Điều đặc biệt ở Pulmasol Plus là do có thành phần hoàn toàn từ những thảo dược thiên nhiên đã được nghiên cứu lâm sàng cho tác dụng tương tự như Corticosteroid mà lại không hề gây ra bất cứ tác dụng phụ nào cho cơ thể người bệnh như thuốc tây y. Thêm vào đó, người bệnh hen suyễn có thể sử dụng Pulmasol Plus liên tục trong thời gian dài để dự phòng và nâng cao sức đề kháng hô hấp cho cơ thể người bệnh mà ko sợ tác dụng phụ.
10. Phục hồi chức năng hô hấp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh hen suyễn
Tập thở mỗi ngày kết hợp với tập luyện thể dục thể thao vừa sức không những giúp cho hô hấp người bệnh hen suyễn tốt hơn mà còn giúp nâng cao thể trạng cho người bệnh.
Phơi năng 10 phút mỗi ngày giúp cơ thể người bệnh hấp thu Vitamin D. Mang lại nhiều lợi ích cho người mắc bệnh hô hấp mãn tính và cho xương.
TRÊN THẾ GIỚI CŨNG CÓ NHIỀU NGƯỜI BỊ HEN SUYỄN GIỐNG NHƯ BẠN VÀ NGƯỜI THÂN CỦA BẠN NHƯNG HỌ VẪN CÓ CUỘC SỐNG BÌNH THƯỜNG, HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC BÌNH THƯỜNG.
VÀ BẠN CŨNG CÓ THỂ GIỐNG NHƯ HỌ NẾU BẠN ĐIỀU TRỊ BỆNH HEN SUYỄN TỐT VÀ BIẾT CÁCH KIỂM SOÁT BỆNH HIỆU QUẢ.
HÃY NHỚ ĐIỀU TRỊ HEN LÀ “KIỂM SOÁT BỆNH HEN, NGĂN NGỪA CƠN HEN” ĐỪNG ĐỢI CƠN HEN KHỞI PHÁT MỚI ĐIỀU TRỊ.
Bạn đang có những thắc mắc về bệnh hen suyễn, hen phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)... hay bạn muốn biết thêm thông tin về sản phẩm Pulmasol, bạn có thể gọi về hotline 0888 083 899 (tư vấn miễn phí) hoặc để lại số điện thoại, các dược sĩ của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn NGAY!