Bệnh đồng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường gặp ở những bệnh nhân đã từng phải nhập viện vì đợt cấp COPD. Thống kê trên những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho thấy, có tới 81% số bệnh nhân COPD mắc thêm ít nhất 6 bệnh đồng mắc khác. Một vài nghiên cứu còn chỉ ra nguy cơ tử vong và tái nhập viện ở những bệnh nhân mắc COPD có mối liên quan tới các bệnh đồng mắc.
1. Bệnh tim mạch – Bệnh đồng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nguy hiểm nhất
1.1 Suy tim
Là một trong số những bệnh đồng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Chiếm khoảng 20% – 30% số bệnh nhân COPD. Tuy nhiên, suy tim trái lại thường bị bỏ qua do có những biểu hiện tương tự COPD. Để phát hiện bệnh nhân mắc COPD có bị suy tim trái hay không người ta phải định lượng natriuretic eptide typ-B (NPB) hoặc N- terminal prohormone brain natriuretic peptode (NT-proBNP).
1.2 Rối loạn nhịp tim
Tỷ lệ tử vong do rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính đã nhập viện rơi vào khoảng 8%. Các rối loạn nhịp tim trên thất khá là phổ biến, trong đó rung nhĩ là rối loạn nhịp thường gặp và chủ yếu nhất trong các đợt cấp.
- Người bệnh COPD thường mắc kèm bệnh tim mạch
1.3 Tăng áp động mạch phổi và tâm phế mạn tính
Số bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính mắc tăng áp động mạch phổi chiếm khoảng 35% – 50%. Bệnh nhân có biểu hiện khó thở, nặng ngực, xung huyết màng tiếp hợp, phù chân, tùy theo mức độ tăng áp động mạch phổi và tình trạng suy tim phải.
1.4 Bệnh mạch vành do xơ vữa động mạch
Cùng với COPD, bệnh mạch vành do xơ vữa động mạch cũng gây ra bởi các yếu tố nguy cơ như: hút thuốc lá, tuổi tác… Với những bệnh nhân COPD đang trong giai đoạn ổn định, tỷ lệ mắc bệnh mạch vành chiếm khoảng 15% – 25%, đối với những trường hợp COPD đã nhập viện điều trị đợt cấp tỷ lệ mắc bệnh mạch vành là 20% – 36%. Số bệnh nhân COPD đã nhập viện điều trị tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành rơi vào khoảng 12% – 37%.
1.5 Bệnh tim thiếu máu cục bộ
Xảy ra do hậu quả của bệnh mạch vành để lại, hoặc cũng có thể do xơ vữa động mạch và tình trạng thiếu oxy mạn tính ở những trường hợp COPD nặng gây nên.
1.6 Cứng động mạch và tăng huyết áp
So với những người bình thường, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy cơ mắc bệnh cứng động mạch cao hơn. Đây là hậu quả của các bệnh lý mạch máu và là yếu tố dự báo cho các biến cố tim mạch. Cứng động mạch có thể làm tăng huyết áp hệ thống và tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở những người bệnh COPD.
>>>> Xem thêm bài viết:
2. Nguy cơ thiếu máu tăng cao
Thiếu máu cũng là một trong số những bệnh đồng mắc ở bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính. So với những người bình thường, nguy cơ thiếu máu ở những bệnh nhân mắc COPD tăng 15% -30%, đặc biệt với những bệnh nhân COPD nặng. Thiếu máu làm tăng tình trạng khó thở, giảm chất lượng cuộc sống và là yếu tố dự báo độc lập cho nguy cơ tử vong.
3. Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dễ mắc kèm loãng xương
Ở những bệnh nhân COPD ngay cả khi ở mức độ nhẹ tỷ lệ loãng xương và giảm mật độ xương cũng rất cao. Nghiên cứu TORCH (Toward Revolution in COPD Health) cho thấy có đến quá nửa số trường hợp COPD có biểu hiện loãng xương, đặc biệt ở nam giới tỷ lệ này sẽ cao hơn.
4. Đái tháo đường – căn bệnh nguy hiểm của mọi thời đại
Ngay cả ở trong giai đoạn nhẹ, đái tháo đường cũng là bệnh đồng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở những bệnh nhân COPD tăng 1.5 đến 1,8 lần. Mặc dù chưa có nguyên nhân chính xác, nhưng một số nghiên cứu đã nêu ra tình trạng này có thể do đáp ứng viêm hệ thống, các cytokine tiền viêm gồm TNF-α và IL-6, gây kháng insulin bằng cách ngăn truyền tín hiệu qua thụ thể insulin. Tuy nhiên, việc điều trị cho đến nay vẫn không có bằng chứng chỉ ra mối liên quan giữa dùng corticoid dạng hít kéo dài và đái tháo đường.
- Người bệnh COPD có nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn
5. Ung thư phổi
Ung thư phổi cũng là bệnh đồng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ở người bệnh COPD, nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 3-4 lần những người bình thường không hút thuốc lá và có chức năng phổi bình thường. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tử vong cho khoảng 5-33% bệnh nhân COPD. Ngay cả với những bệnh nhân COPD không có tiền sử hút thuốc lá, khả năng mắc ung thư phổi cũng rất cao, đặc biệt ở nữ giới do sự kích thích hormone chuyển hóa các chất gây ung thư trong khói thuốc.
6. Lo âu, trầm cảm cũng là bệnh đồng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
Có khoảng 10-80% số bệnh nhân COPD có biểu hiện trầm cảm, lo âu. Thông thường tình trạng này sẽ ít được để ý do dễ bị nhầm tưởng với các triệu chứng bệnh COPD. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, nó sẽ kéo dài thời gian nằm viện, tăng số lần nhập viện, dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống và giảm tuổi thọ người bệnh.
Trên đây là một số bệnh đồng mắc mà người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể mắc phải. Để hạn chế những nguy hiểm do COPD và các bệnh đồng mắc gây ra, bệnh nhân cần chú ý phải được phát hiện và điều trị sớm các bệnh đồng mắc kết hợp với điều trị và dự phòng bệnh COPD hiệu quả.
Giải pháp mới cho người bệnh
Thấu hiểu nỗi khổ và khó khăn của người bệnh, các nhà khoa học tại Đại học Sinai – Mỹ đã nghiên cứu ra giải pháp hoàn toàn mới: CƠ CHẾ CÂN BẰNG ĐIỆN TÍCH MÀNG TẾ BÀO trong việc dự phòng và điều trị bệnh hen suyễn và COPD. Từ đó, công thức thảo dươc có trong PULMASOL được ra đời, giúp hàng trăm ngàn người đẩy lùi bệnh hen suyễn và COPD trong suốt 11 năm qua.
Công thức thảo dược có trong PULMASOL với tác động mới: CÂN BẰNG ĐIỆN TÍCH MÀNG TẾ BÀO, giúp giải quyết TẬN GỐC – CĂN NGUYÊN gây bệnh, được NGHIÊN CỨU và CHỨNG MINH LÂM SÀNG bởi các nhà khoa học tại Mỹ, đã giúp hàng trăm ngàn người bệnh thoát khỏi hen phế quản và phổi mạn tính COPD:
- 87% bệnh nhân giảm hẳn KHÓ THỞ
- 90% bệnh nhân giảm HO, ĐỜM
- 80% bệnh nhân trở về sinh hoạt bình thường
BS. Lê Hùng Sơn
Bạn đang có những thắc mắc về bệnh hen suyễn, hen phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)... hay bạn muốn biết thêm thông tin về sản phẩm Pulmasol, bạn có thể gọi về hotline 0888 083 899 (tư vấn miễn phí) hoặc để lại số điện thoại, các dược sĩ của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn NGAY!