Tỷ lệ người hút thuốc lá đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt là các nước phát triển như Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này là do sự thiếu hiểu biết của mọi người về tác hại thực sự của thuốc lá gây nên, cũng như việc thiếu các biện pháp tuyên truyền giáo dục về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của con người.
Tác hại của thuốc lá
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) khói thuốc lá có chứa khoảng 7000 chất hóa học, trong đó coa 70 chất là tác nhân gây ung thư. Cứ hút mỗi điếu thuốc lá là tự mình làm mất đi 5,5 giây của cuộc sống. Tuổi thọ trung bình cuả người hút thuốc lá ngắn hơn so với người không hút thuốc từ 5-8 năm.
Khi hút thuốc, khói thuốc lá qua phổi ngắm vào máu, tích lũy lâu ngày trở thành điều kiện va nguyên nhân gây nên nhiều bệnh như: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư thực quản, ung thư phổi…các bệnh đường hô hấp khác.
Thuốc lá gây nên 25 bệnh khác nhau nhưng nổi bật ở một số bệnh điển hình như:
- Thuốc lá gây ra 90% các trường hợp ung thư phổi
- 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mạn tính
- 25% trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ
40.000 người Việt tử vong/năm do thuốc lá. Khói thuốc lá tồn tại trong không khí ngay cả khi không nhìn thấy hoặc ngửi thấy được. Người không hút thuốc lá mà hít phải khói thuốc lá cũng bị ảnh hưởng trực tiếp và tương tự như người hút thuốc lá. Người hút thuốc lá thụ động có nguy cơ mắc bệnh tương tự người hút thuốc lá: Ung thư, đột quỵ, ….Đặc biệt người hít phải khói thuốc có nguy cơ bị bệnh cao gấp 10 lần người hút thuốc.
Viêm phổi tắc nghẽn mạn tính 75% bệnh nhân hút thuốc lá mắc bệnh
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính. Thống kê cho thấy, có đến 80-90% bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có hút thuốc lá, gần 50% những người hút thuốc lá lâu dài sẽ bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Lưu ý hút thuốc lá thụ động cũng được xem là một yếu tố nguy cơ gây bệnh (người ta còn thống kê được cứ 4 người chết vì hút thuốc lá thì có 1 người tử vong do hít phải khói thuốc). Chính vì vậy, để phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cách tốt nhất là nói không với thuốc lá.
>>>> Xem thêm: Cẩn thận với tình trạng ho, khạc đờm kéo dài nguy cơ mắc viêm phổi tắc nghẽn mạn tính
Cách cai thuốc lá cho bệnh nhân hen suyễn và copd
So với cai nghiện rượu, hay ma túy thuốc lá dễ cai hơn nhiều. Quan trọng hơn hết bạn phải quyết tâm và kiên trì để cai được thuốc lá. Bạn có thể áp dụng những mẹo dưới đây để hỗ trợ quá trình cai thuốc lá.
Uống nhiều nước
Uống nước trái cây và nước khoáng trong những ngày đầu cai thuốc lá. Nước sẽ giúp thải loại nicotine nhanh hơn. Trà xanh cũng là đồ uống hữu ích cho cai thuốc lá. Nên tránh trà đen và cà phế đen trong những ngày này.
Muối
Một mẹo nhỏ nhưng lại rất hiệu quả – Nếm một chút muối vào đầu lưỡi của bạn. Nó sẽ dập tắt cơn thèm thuốc của bạn, giúp bạn cai thuốc lá.
Quế
Có nhiều cách để bạn sử dụng quế như một trợ thủ bỏ thuốc. Đơn giản bạn chỉ cần hít sâu một thanh quế, như bạn đang hít một hơi thuốc lá. Cách thứ 2: Quế làm tăng hoạt động của não, làm giảm căng thẳng thần kinh, mất trí nhớ, những dấu hiệu tạm thời do tác dụng phụ của hút thuốc lá.
Nước cam
Theo các chuyên gia, những người thường xuyên hút thuốc lá thường mất rất nhiều vitamin C, cơ thể của họ phải sử dụng nhiều vitamin C để chuyển hoá một số chất không tự nhiên có trong nicotin. Đó là lý do tại sao muốn bỏ thuốc lá nhanh hơn, cơ thể bạn cần hấp thụ nhiều vitamin C hơn nữa, đặc biệt là vitamin C trong các loại trái cây như cam, chanh, kiwi, cà chua…
Trong quá trình bỏ thuốc, mỗi ngày một ly nước cam sẽ giúp cơ thể bạn sớm thoát khỏi sự phụ thuộc vào chất nicotine và các chất độc trong thuốc lá có trong thuốc lá.
Để được tư vấn miễn phí cách giảm ho, khó thở, tức ngực, ho kèm theo đờm , kiểm soát bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn hiệu quả, và bệnh đường hô hấp mời bạn đọc liên hệ 08880 83 899 (miễn phí cước gọi) hoặc facebook: Pulmasol
Bạn đang có những thắc mắc về bệnh hen suyễn, hen phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)... hay bạn muốn biết thêm thông tin về sản phẩm Pulmasol, bạn có thể gọi về hotline 0888 083 899 (tư vấn miễn phí) hoặc để lại số điện thoại, các dược sĩ của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn NGAY!