Nỗi lo của người viêm phổi tắc nghẽn mạn tính mỗi khi thời tiết giao mùa là những đợt cấp của bệnh lại xuất hiện ồ ạt. Thời điểm này không khác gì một cơn ác mộng đối với họ. Ho khạc đờm liên tục kèm theo những cơn khó thở cấp… làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy làm thế nào để có thể kiểm soát thật tốt căn bệnh này, nhất là vào thời điểm giao mùa?
1) Vài nét sơ lược về bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính
Viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) (còn được gọi với thuật ngữ COPD) là một trong những bệnh lý hô hấp phổ biến hàng đầu ở nước ta. Nó đặc trưng bởi tình trạng hạn chế luồng thông khí dai dẳng không hồi phục. Bệnh lý này bao gồm là hội chứng viêm phế quản mạn và hội chứng khí phế thủng. Ngoài ra có thể có thêm hội chứng hẹp tiểu phế quản co thắt khi có sự chồng lấp giữa hen và COPD.
Viêm phổi tắc nghẽn mạn tính xuất hiện khi có sự tiếp xúc đáng kể với các hạt hoặc khí độc hại ngoài môi trường như khói bụi, môi trường ô nhiễm…Trong đó khói thuốc là được xem là yếu tố nguy cơ hàng đầu của COPD. Những tác nhân này sẽ làm thay đổi cấu trúc dẫn tới hẹp các đường thở nhỏ và phá hủy nhu mô phổi. Từ đó làm rối loạn luồng thông khí ra vào phổi – một đặc trưng của bệnh.
Vốn là một bệnh lý mạn tính nên điều trị chủ yếu là làm giảm triệu chứng, dự phòng tái phát và hạn chế mức thấp nhất sự xuất hiện các đợt cấp. Từ đó cải thiện chất lượng sống, giúp người bệnh có thể sống chung hòa bình với viêm phổi tắc nghẽn mạn tính ở một mức độ nhất định.
2) Tại sao thời điểm giao mùa lại đáng sợ đến thế?
Thời điểm giao mùa là một trong những nỗi lo lớn nhất của người bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính. Vì sao lại thế?
Bởi đây là khoảng thời gian các đợt cấp của bệnh này xuất hiện ồ ạt. Cứ đến thời điểm giao mùa là số lượng bệnh nhân đến khám vì khó thở do COPD lại tăng vọt.
Khi thời tiết thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng hoặc ngược lại, người bệnh rất dễ bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Chúng gây nên tình trạng viêm phổi hoặc viêm long đường hô hấp trên và là yếu tố làm khởi phát một đợt cấp của bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính.
Với các tổn thương vốn có khi xuất hiện thêm tình trạng nhiễm khuẩn làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh nền. Đợt cấp COPD đặc trưng bởi tình trạng tăng tiết đờm kèm theo các cơn khó thở. Đôi khi nghiêm trọng có thể dẫn đến suy hô hấp trên bệnh nhân. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể nguy hiểm đến tính mạng một khi đợt cấp xả ra.
Mặt khác, không phải tất cả người bệnh chỉ mắc đơn thuần viêm phổi tắc nghẽn mạn tính. Thực tế không ít người bệnh có tình trạng chồng lấp COPD và hen. Trong đó, hen lại là một bệnh lý liên quan đến cơ địa dị ứng nên dễ bị chịu ảnh hưởng khi thời tiết chuyển giao mùa. Nếu không điều trị kịp thời khi có các đợt cấp thì bệnh nhân dễ bị rơi vào tình trạng suy hô hấp cấp và tử cung. Chính vì thế, giao mùa là thời điểm người bệnh cần phải thận trọng hơn trong bước dự phòng.
3) Cần làm gì khi thời tiết giao mùa?
Nếu biết cách phòng tránh thì thực ra thời điểm giao mùa cũng không đáng sợ đến thế. Viêm phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh lý mạn tính mà chúng ta phải sống chung lâu dài một khi đã mắc phải. Tuy nhiên không nên sợ hãi mà hãy chuẩn bị cho mình những biện pháp hữu ích để đối phó với chúng một khi thời điểm giao mùa đến. Người bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính cần chú ý những điều sau:
Tuân thủ điều trị
Là một bệnh lý mạn tính kéo dài nên cách tốt nhất để hạn chế xuất hiện đợt cấp là tuân thủ điều trị thật tốt để kiểm soát bệnh ngay cả những thời điểm khác trong năm. Uống thuốc theo đơn, tái khám định kỳ là những điều luôn luôn phải thực hiện.
Bỏ thuốc lá
Thuốc lá có thể xem như là yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính. Nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng theo cùng với số lượng thuốc và số năm đã hút thuốc. Tương đương với điều này, nếu bỏ thuốc lá thì tình trạng bệnh cũng cải thiện đáng kể. Vì thế, bỏ thuốc lá là một điều bắt buộc đối với người bệnh.
Hạn chế tiếp xúc khói bụi độc hại
Bên cạnh bỏ thuốc lá, người bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính cũng nên hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi độc hại. Vệ sinh môi trường sống xung quanh là điều cần thiết. Với những người mà yêu cầu nghề nghiệp không tránh khỏi việc tiếp xúc thì nên có phương tiện bảo hộ phù hợp khi làm việc.
Tránh bị cảm lạnh
Vào thời điểm giao mùa, khi mà thời tiết dễ dàng thay đổi đột ngột thì không nên tắm bằng nước lạnh. Ngoài ra, cũng nên chú ý giữ ấm cơ thể khi ra ngoài và không tắm khuya. Đối với người cao tuổi, tập thể dục buổi sáng là rất tốt nhưng cũng nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng trong nhà và không nên ra ngoài vào lúc sáng sớm.
Tập thể dục tăng sức đề kháng
Sức đề kháng chính là vũ khí đắc lực nhất để chống lại bệnh tật. Tập thể dục thường xuyên, có chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học và hợp lý là những điều vô cùng cần thiết. Việc này sẽ giúp người bệnh hạn chế bị mắc bệnh do virus, vi khuẩn, đặc biệt là thời điểm giao mùa. Từ đó cũng hạn chế những đợt cấp bùng phát hơn.
Trên đây là những điều cần lưu ý để có thể dự phòng đợt cấp khi thời điểm giao mùa đến. Qua bài viết trên, mong rằng nó sẽ không còn là nỗi ám ảnh của người bị viêm phổi tắc nghẽn mạn tính nữa. Thăm khám thường xuyên tại các cơ sở y tế là cách để dự phòng và chẩn đoán, điều trị các bệnh lý hô hấp hiệu quả nhất.
Bạn đang có những thắc mắc về bệnh hen suyễn, hen phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)... hay bạn muốn biết thêm thông tin về sản phẩm Pulmasol, bạn có thể gọi về hotline 0888 083 899 (tư vấn miễn phí) hoặc để lại số điện thoại, các dược sĩ của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn NGAY!