Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 5% dân số mắc hen (tương đương khoảng 4 triệu người mắc hen). Vậy những đối tượng mắc hen có được tiêm vaccine COVID-19 không?
-
Bị hen phế quản có được tiêm vaccine COVID-19 không?
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duy Bộ, hen phế quản mạn tính nằm trong danh mục KHÔNG CHỐNG CHỈ ĐỊNH TIÊM VACCINE COVID-19, chỉ nằm trong nhóm cần thận trọng và trì hoãn nếu người bệnh đang có cơn hen cấp hoặc hen chưa được kiểm soát.
Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, bệnh nhân hen phế quản vẫn có thể tiêm vaccine Covid- 19 như bình thường tại các điểm tiêm chủng nếu hiện tại đang không có cơn hen cấp và bệnh hen đang được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, cần tiếp tục duy trì hoặc chuẩn bị sẵn các thuốc điều trị được bác sĩ chỉ định, đang sử dụng sau khi tiêm vaccine COVID-19.
Sau tiêm vaccine COVID-19, người bệnh hen phế quản cần ở lại điểm tiêm để theo dõi như các đối tượng khác theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Về nhà, người bệnh tiếp tục theo dõi trong vòng 24h. Đặc biệt nên chú ý ăn đầy đủ dinh dưỡng, thức ăn nên được chế biến dưới các dạng dễ sử dụng như cháo, súp. Ngoài ra, nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như rau, củ, quả…
Người bệnh hen phế quản nên hạn chế các yếu tố khởi phát cơn hen đã biết trước đó, đặc biệt là các dị nguyên dị ứng, rượu bia, chất kích thích hoặc thuốc chống viêm không steroid … Chú ý nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng mệt mỏi và không nên vận động nặng và gắng sức sau khi tiêm vaccine Covid-19.
Trong trường hợp bệnh nhân hen phế quản có sốt sau tiêm thì vẫn có thể uống Paracetamol để giảm sốt như bình thường, nếu không quá mẫn với các thành phần của thuốc.
-
Những ai cần trì hoãn tiêm vaccine COVID-19?
Theo hướng dẫn mới nhất được cập nhật ngày 3/8/2021 của Bộ Y tế, những đối tượng sau đây cần trì hoãn tiêm chủng COVID-19:
- Đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được.
- Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù, …
- Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon lớn hơn hoặc bằng 2 mg/kg/ngày trong lớn hơn hoặc bằng 7 ngày) hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.
- Đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.
- Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
-
Ai cần thận trọng khi tiêm vaccine COVID-19?
Cũng theo hướng dẫn mới nhất được cập nhật ngày 3/8/2021 của Bộ Y tế, các nhóm cần thận trọng khi tiêm chủng COVID-19 gồm:
- Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.
- Người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định.
- Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.
- Người trên 65 tuổi.
- Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.
- Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường các dấu hiệu sinh tồn:
Tại các hướng dẫn trước đây của Bộ Y tế, những người thuộc nhóm đối tượng cần thận trọng khi tiêm vaccine COVID-19 cần được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu. Tuy nhiên, theo công văn mới nhất của Bộ Y tế (ngày 3/8/2021), người thuộc nhóm này có thể được tiêm tại tất cả các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động, không bắt buộc tiêm tại các bệnh viện, cơ sở điều trị.
Bạn đang có những thắc mắc về bệnh hen suyễn, hen phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)... hay bạn muốn biết thêm thông tin về sản phẩm Pulmasol, bạn có thể gọi về hotline 0888 083 899 (tư vấn miễn phí) hoặc để lại số điện thoại, các dược sĩ của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn NGAY!