Giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được xác định dựa vào mức độ nghiêm trọng các triệu chứng, chức năng phổi, mức độ phổ biến các đợt bùng phát của bệnh. Để từ đó có biện pháp điều trị bệnh thích hợp và hiệu quả.
Các giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Giai đoạn 1
Ho kéo dài, ho khan hoặc ho có đờm kèm theo tình trạng mệt mỏi, khó thở khi gắng sức là những dấu hiệu cơ bản của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều chủ quan với các triệu chứng ban đầu ở giai đoạn 1 này. Chính vì vậy, phải mất rất nhiều năm người bệnh mới phát hiện ra bệnh.
Ở giai đoạn 1 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính này chỉ số đo chức năng hô hấp của người bệnh lớn hơn hoặc bằng 80% thể tích thở ra cưỡng bức (FEV1) trong 1 giây. Khi đó người bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa như: nói không với thuốc lá, tâp luyện thể dục mỗi ngày. Tránh xa những tác nhân như khói bụi, nấm mốc, phấn hoa, lông động vật. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên tiêm phòng cúm định kỳ để bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng đường hô hấp. Vì đó có thể là nguyên nhân khiến COPD trầm trọng thêm.
Giai đoạn 2
Giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính này bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân. Các triệu chứng ho có đờm mạn tính thường nặng hơn vào buổi sáng. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó thở, thở khò khè, khó ngủ và giảm trí nhớ.
Chức năng phổi đo được từ 50% đến 79% thể tích thở ra trong 1 giây. Tiên lượng bệnh ở giai đoạn này không tốt như giai đoạn 1. Người bệnh cần áp dụng sớm các biện pháp điều trị kết hợp với thay đổi lối sống để kiểm soát bệnh tốt hơn. Đối với trường hợp người bệnh cảm thấy khó chịu, có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc giãn phế quản.
Giai đoạn 3
Các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nên nghiêm trọng hơn. Ho thường xuyên, đau đầu vào buổi sáng, thở nhanh, thở nông và giảm mức độ tỉnh táo. Chỉ số chức năng hô hấp lúc này chỉ còn 30-50%. Quan sát môi và móng tay của người bệnh cũng dần chuyển sang màu xanh kèm cảm giác đau chân do bị sưng.
Bệnh nhân ở giai đoạn này nên tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, kết hợp các bài tập thở phục hồi chức năng phổi. Người bệnh khi đó cũng cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân làm xuất hiện đợt cấp.
Giai đoạn 4 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Đây là giai đoạn cuối của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Những tổn thương ở phổi lúc này khó có thể phục hồi. Phổi của bệnh nhân không còn khả năng cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác như tim, động mạch phổi, …
Triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải là cảm giác khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi sinh hoạt hàng ngày đều bị hạn chế. Bệnh nhân sụt cân, nhức đầu, đo mức độ oxy trong máu thấp. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị tăng huyết áp, tăng nhịp tim hoặc nhiễm trùng nặng. Các đợt cấp của bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, khiến bệnh nhân khó thở và tử vong.
Ở giai đoạn này, phổi của người bệnh chỉ hoạt động ở mức 30% hoặc ít hơn. Giống như các giai đoạn trước, bệnh nhân cần duy trì những thói quen tốt, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Tuân thủ điều trị, kết hợp với các bài tập thở phục hồi chức năng.
Bạn đang có những thắc mắc về bệnh hen suyễn, hen phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)... hay bạn muốn biết thêm thông tin về sản phẩm Pulmasol, bạn có thể gọi về hotline 0888 083 899 (tư vấn miễn phí) hoặc để lại số điện thoại, các dược sĩ của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn NGAY!