Một sai lầm trong điều trị bệnh hen phế quản mà phần lớn người bệnh mắc phải là không điều trị dự phòng. Chính điều này làm cho cơn hen dễ tái phái hơn và tần suất các cơn hen xuất hiện dày hơn, mức độ nghiêm trọng của các cơn hen cấp cũng tăng lên…
Hen phế quản là một bệnh lý viêm mạn tính rất nguy hiểm. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, thậm trí là tử vong. Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh lại chưa biết cách hoặc mắc sai lầm trong điều trị hen phế quản khiến bệnh không những không thuyên giảm mà còn tái lại nhiều lần.
Một số sai lầm trong điều trị bệnh hen phế quản mà mọi người cần đặc biệt lưu ý
1. Tự ý bỏ thuốc kháng viêm
Đây là sai lầm thường gặp nhất trong điều trị bệnh hen phế quản. Thông thường bệnh nhân hen phế quản phải sử dụng đồng thời hai loại thuốc điều trị là thuốc kháng viêm và thuốc giãn phế quản. Tuy nhiên, nhiều người cảm thấy phiền phức khi phải sử dụng hai loại ống hít cùng một lúc nên đã tự ý bỏ bớt thuốc kháng viêm. Mà họ không hay biết thực chất hen phế quản là một bệnh viêm mạn tính, nếu bỏ thuốc chống viêm, bệnh sẽ không được can thiệp tận gốc sẽ rất dễ tái đi tái lại nhiều lần.
2. Làm sai thao tác khi sử dụng ống hít
Một sai lầm khác mà người bệnh mắc phải trong điều trị bệnh hen phế quản là làm sai thao tác khi sử dụng ống hít. Mọi người thường nghĩ thao tác hít thuốc dễ, không cần phải học. Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh lại có thao tác hít thuốc sai, hít không đủ sâu làm cho thuốc không đưa được sâu và tận phế quản. Thuốc chỉ phát huy hết tác dụng khi người bệnh sử dụng đúng cách. Nếu hít rồi mà khi mở miệng ra, mũi có khói bay ra là người bệnh vẫn sử dụng chưa đúng cách.
3. Tự ý tăng liều dùng thuốc
Cùng với việc sử dụng thuốc điều trị hen, người bệnh phải đảm bảo hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây hen như khói thuốc lá, bụi, khói xăng dầu, khói than củi. Đấy là những yếu tố nguy cơ khiến cho bệnh hen phế quản dễ bị tái phát. Một số người bệnh khi sử dụng thuốc điều trị mà không tránh được những tác nhân gây bệnh khiến bệnh vẫn bị tái phát nhiều lần thậm trí là nặng hơn nên đã mắc phải sai lầm trong điều trị bệnh hen phế quản là tự ý dùng tăng liều lượng chỉ định của thuốc khiến cho việc điều trị theo liều lượng cũ mất đi tác dụng, lâu dần sẽ làm “nhờn” thuốc khiến cho việc điều trị bệnh càng trở lên khó khăn hơn.
4. Không ý thức được sự nguy hiểm của bệnh
Nhiều bệnh nhân chủ quan, xem nhẹ bệnh, họ thường không đi khám cho đến khi bệnh trở nặng, các cơn hen xuất hiện dày hơn và tỏ ra ít đáp ứng với thuốc giãn phế quản. Hầu hết người bệnh không biết nếu không được khám và chỉ định sử dụng thuốc để xử lý trước khi được đưa đến bệnh viện, bệnh nhân rất dễ bị tắc thở khi lên cơn hen cấp tính.
5. Không điều trị dự phòng
Một sai lầm trong điều trị bệnh hen phế quản nữa mà phần lớn bệnh nhân hen phế quản mắc phải là không điều trị dự phòng. Chính điều này làm cho cơn hen dễ tái phái hơn và tần suất các cơn hen xuất hiện dày hơn, mức độ nghiêm trọng của các cơn hen cấp cũng tăng lên.
Thống kê có khoảng 4 triệu người mắc hen phế quản tại Việt Nam, trong đó có tới 62% bệnh nhân hen phế quản chưa được điều trị dự phòng, đặc biệt ở đối tượng là trẻ em tỷ lệ này lên tới 81%. Theo khuyến cáo của các chuyên gia về hô hấp, bệnh nhân hen phế quản cùng với việc điều trị và tránh các yếu tố nguy cơ, điều trị dự phòng là việc làm cần thiết mà mỗi bệnh nhân hen phế quản phải làm để ngăn ngừa, kéo dài thời gian và giảm tần suất xuất hiện những cơn hen cấp tính.
Bạn đang có những thắc mắc về bệnh hen suyễn, hen phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)... hay bạn muốn biết thêm thông tin về sản phẩm Pulmasol, bạn có thể gọi về hotline 0888 083 899 (tư vấn miễn phí) hoặc để lại số điện thoại, các dược sĩ của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn NGAY!