Trẻ hen phế quản cần được chăm sóc đặc biệt. Do trẻ nhỏ phổi hoạt động chưa tốt, nên trong mỗi đợt hen nặng có thể làm suy giảm chức năng phổi nghiêm trọng.
Hen phế quản ở trẻ
Hen phế quản ở trẻ xuất hiện khi phổi và đường thở của trẻ bị viêm do tiếp xúc với một số tác nhân như: phấn hoa, lông động vật, thời tiết thay đổi hay do một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.
Tương tự như hen suyễn ở người lớn, hen phế quản ở trẻ em cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Trẻ nhỏ hen phế quản có thể gặp phải các triệu chứng khó chịu hàng ngày gây cản trở vui chơi, thể thao, học tập và giấc ngủ … Ở một số trẻ, bệnh không được quản lý có thể gây ra các cơn hen cấp nguy hiểm.
Chăm sóc trẻ hen phế quản
Việc chăm sóc trẻ bị hen phế quản tốt sẽ giúp con tránh khỏi nguy hiểm. hạn chế tối đa khả năng bệnh tái phát từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ. Vậy cha mẹ nên làm gì để chăm sóc trẻ được tốt nhất?
-
Tái khám định kỳ cho trẻ
Trẻ cần được tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ kể cả khi trẻ không có triệu chứng gì. Bác sĩ cần nắm được việc trẻ có đáp ứng điều trị với các loại thuốc đã kê trước hay không. Trường hợp cần thiết có thể thay thế thuốc, điều chỉnh liều lượng thuốc sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe của trẻ để giúp trẻ có thể kiểm soát bệnh một cách tốt nhất.
-
Trang bị kiến thức xử trí cơn hen cấp
Hãy chuẩn bị kỹ càng trong trường hợp cơn hen cấp của trẻ xuất hiện. Để tránh những rủi ro có thể xảy đến khi không được cấp cứu kịp thời.
-
Theo dõi trẻ
Cha mẹ cần cho trẻ đi khám ngay khi theo dõi trẻ có những bất thường. Nhịp thở tăng, bỏ bú, cơ khoang liên sườn có hiện tượng co kéo, lồng ngực của trẻ căng phồng. Màu sắc da trẻ thay đổi, cánh mũi phập phồng, tiếng khóc bất thường, …
-
Cho trẻ tránh xa các yếu tố nguy cơ
Khói thuốc lá, bụi mạt nhà, phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, côn trùng, thời tiết lạnh. Là các yếu tố có thể làm trầm trọng hơn bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ trên để ngăn khả năng tái phát bệnh.
Xử trí cơn hen ở trẻ
Hãy đảm bảo rằng thuốc cắt cơn luôn ở bên con. Biết cách sử dụng đúng thuốc cắt cơn hen này. Sau khi dùng thuốc theo đúng liều và chỉ dẫn của bác sĩ mà thấy tình trạng khó thở của con không được cải thiện thì cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.
Lưu ý: Trong cơn hen, cha mẹ không được cho trẻ uống quá nhiều dịch. Di chuyển trẻ đến nơi không khí thoáng, không che mặt, mũi, miệng trẻ. Không cho trẻ uống các loại thuốc cảm cúm, thuốc kháng histamine.
Lưu ý về thuốc kháng sinh
Trường hợp trẻ bị khò khè trong hen phế quản hầu như không cần thiết phải sử dụng kháng sinh. Hen phế quản phần lớn do yếu tố kích thích bởi dị ứng (70-80%), một số ít do virus, môi trường. Do kháng sinh không có tác dụng với các yếu tố dị ứng cũng như virus. Nên việc sử dụng kháng sinh là không cần thiết. Trừ khi trẻ có biến chứng bội nhiễm vi khuẩn.
Bạn đang có những thắc mắc về bệnh hen suyễn, hen phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)... hay bạn muốn biết thêm thông tin về sản phẩm Pulmasol, bạn có thể gọi về hotline 0888 083 899 (tư vấn miễn phí) hoặc để lại số điện thoại, các dược sĩ của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn NGAY!