Khởi phát hen suyễn sau mắc Covid-19 với những biểu hiện khó thở, đau tức nặng ngực, ho nhiều mặc dù trước đó người bệnh chưa từng mắc căn bệnh này.
Thực trạng khởi phát hen suyễn sau mắc Covid-19
Thời gian gần đây, thời tiết nóng lạnh thay đổi thất thường khiến cho nhiều người thường xuyên có cảm giác đau tức nặng ngực, khó thở về đêm, ho nhiều. Các triệu chứng này khiến họ nhầm lẫn là triệu chứng hậu Covid-19. Tuy nhiên, khi thăm khám thì họ lại được xác định mắc hen suyễn.
“Tôi không hiểu vì sao đột nhiên mắc hen suyễn trong khi trước khi nhiễm Covid-19 chưa từng có triệu chứng của hen, gia đình cũng không ai mắc bệnh này”. Anh Hùng, 33 tuổi, Hà Nội sau khi nhận kết quả khám cho hay.
Tình trạng mắc hen suyễn sau nhiễm Covid-19 cũng được báo cáo ở một số quốc gia trên thế giới. Ở Iran tỷ lệ trẻ em có triệu chứng giống hen suyễn sau nhiễm Covid-19 là 41,5%. Một số báo cáo cũng cho thấy hen suyễn dễ khởi phát hơn ở những người từng mắc Covid-19 nặng. Đặc biệt, người trải qua cơn bão cytokine, người có cơ địa dị ứng. Người từng mắc viêm mũi dị ứng hoặc trong gia đình có người mắc hen suyễn cũng có khả năng cao.
Nguyên nhân khởi phát hen suyễn hậu Covid-19
Hiện nay, cơ chế gây khởi phát hen suyễn hậu Covid-19 chưa được làm rõ. Tuy nhiên, có nhiều giả thuyết được các nhà khoa học đặt ra xung quanh vấn đề này.
Giả thuyết thứ nhất là khi nhiễm nCoV, hệ miễn dịch khởi động phản ứng viêm để ngăn chặn mầm bệnh, khiến đường thở bị thu hẹp, sưng lên và tạo ra chất nhầy. Theo thời gian, chất nhầy tích tụ dẫn đến khởi phát triệu chứng như ho, khò khè, đau ngực… Sau khi khỏi Covid-19, các mảnh virus vẫn còn tồn tại và gây rối loạn trong cơ thể theo một cách nào đó kể cả khi không còn khả năng lây nhiễm sang các tế bào.
Một giả thuyết khác là hệ miễn dịch trở nên hoạt động kém hơn. Cần nhiều thời gian hồi phục sau khi mắc Covid-19. Do đó khi người bệnh tiếp xúc với yếu tố kích thích phổ biến như khói bụi, khói thuốc, phấn hoa, lông động vật, khi gắng sức… sẽ dễ khởi phát hen suyễn tiềm ẩn.
Lưu ý
Triệu chứng khởi phát hen suyễn dễ chồng lấp bởi các bệnh đường hô hấp thông thường khác nên rất dễ bị bỏ sót. Chính vì vậy, người bệnh cần được thăm khám, thực hiện đo chức năng phổi, chụp X-quang ngực, lưu lượng đỉnh kế để có thể chẩn đoán bệnh chính xác.
Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể tự đánh giá nguy cơ mắc hen suyễn bằng cách trả lời các câu hỏi trong bảng sàng lọc của GINA (Chiến lược toàn cầu về xử trí hen) dưới đây.
Bảng câu hỏi sàng lọc hen của GINA
1. Bạn có những cơn khò khè, thở rít hay những đợt khò khè, thở rít tái đi tái lại không?
2. Bạn có bị ho gây khó chịu vào ban đêm?
3. Bạn có bị thức giấc vì cơn ho hay khó thở bất cứ khi nào?
4. Bạn có bị ho, khò khè hay thở rít sau khi vận động thể lực (chạy, tập thể dục)?
5. Bạn có gặp vấn đề hô hấp vào mùa nhất định nào đó trong năm?
6. Bạn có bị ho, khò khè hay nặng ngực sau tiếp xúc với dị nguyên đường hô hấp (bụi nhà, nấm mốc…). Hoặc các chất kích ứng (sơn, dầu, nước hoa…) không?
7. Bạn có bao giờ bị những đợt cảm lạnh dẫn đến viêm phổi hoặc phải điều trị hơn 10 ngày mới khỏi?
8. Các triệu chứng có thuyên giảm khi được điều trị bằng các thuốc điều trị hen phế quản không?
Nếu có từ 2 câu trả lời “có” trở lên, cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Liên hệ ngay tổng đài (miễn cước) 1800 6793 để được tư vấn cụ thể.
Bạn đang có những thắc mắc về bệnh hen suyễn, hen phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)... hay bạn muốn biết thêm thông tin về sản phẩm Pulmasol, bạn có thể gọi về hotline 0888 083 899 (tư vấn miễn phí) hoặc để lại số điện thoại, các dược sĩ của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn NGAY!