Viêm mũi dị ứng và hen phế quản là hai bệnh lý về đường hô hấp khá phổ biến, có số người mắc bệnh ngày càng gia tăng ở nước ta. Chúng có một số triệu chứng lâm sàng giống nhau khiến người bệnh rất dễ nhầm lẫn, dẫn tới việc điều trị sai khiến bệnh càng trở nặng. Vậy làm thế nào để phân biệt viêm mũi dị ứng và hen phế quản? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Phân biệt viêm mũi dị ứng và hen phế quản
Mặc dù, viêm mũi dị ứng và hen phế quản đều có những triệu chứng lâm sàng giống nhau như: ngứa mũi, nghẹt mũi, khó thở mỗi khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên. Tuy nhiên hai bệnh này lại có thời điểm khởi phát bệnh khác nhau.
Với viêm mũi dị ứng, bệnh thường xảy ra ngay khi bệnh nhân tiếp xúc với các tác nhân dị ứng còn đối với hen suyễn, bệnh lại xảy ra vào đêm hoặc sáng sớm. Ngoài những triệu chứng lâm sàng trên viêm mũi dị ứng còn một số biểu hiện điển hình là ngứa mũi, hắt hơi thành tràng, không kiểm soát được cùng với đó người bệnh sẽ chảy nước mắt và nước mũi trong suốt, đôi khi bệnh nhân sẽ thấy nghẹt mũi, khó thở. Bệnh viêm mũi dị ứng thường diễn ra theo từng cơn, triệu chứng của bệnh đến nhanh nhưng cũng đi nhanh.
Khác với viêm mũi dị ứng, một cơn hen suyễn bắt đầu bằng triệu chứng khó thở, thở khò khè, tạo thành tiếng rít như cò cử, có thể nhe thấy bằng tai thường. Cơn khó thở có thể kéo dài 5-10 phút cho đến hàng giờ sau đó lùi dần và các cơn ho bắt đầu xuất hiện.
Mối quan hệ giữa viêm mũi dị ứng và hen phế quản
Người bệnh cần đặc biệt chú ý viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng rất lớn tới người bệnh hen phế quản. Viêm mũi dị ứng chính là một trong những yếu tố nguy cơ gây khởi phát bệnh hen phế quản. Có khoảng 27% cơn hen phế quản ở trẻ em có nguyên nhân là do viêm mũi dị ứng. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra 80% bệnh nhân hen có viêm mũi dị ứng và khoảng 30% bệnh nhân viêm mũi dị ứng có hen suyễn.
Viêm mũi dị ứng là bệnh rất dễ tái phát khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Để ngăn ngừa và kiểm soát viêm mũi dị ứng và hen phế quản hiệu quả bệnh nhân ngoài việc sử dụng các loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ, họ còn cần phải tránh các tác nhân gây kích thích như: khói bụi, phấn hoa, nấm mốc, thời tiết thay đổi hay lông động vật…cùng với đó bệnh nhân cần phải được điều trị dự phòng nhằm hạn chế những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Để được tư vấn miễn phí cách giảm ho, khó thở, kéo dài ở bệnh nhân hen suyễn, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm mũi dị ứng mời bạn đọc liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe hô hấp 18006793 (miễn phí cước gọi) hoặc facebook: Pulmasol
Bạn đang có những thắc mắc về bệnh hen suyễn, hen phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)... hay bạn muốn biết thêm thông tin về sản phẩm Pulmasol, bạn có thể gọi về hotline 0888 083 899 (tư vấn miễn phí) hoặc để lại số điện thoại, các dược sĩ của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn NGAY!